Nên làm gì khi nước tiểu màu hồng?

     Màu sắc nước tiểu chính là tín hiệu cảnh báo rõ nhất tình trạng sức khỏe của cơ thể. Trong nước tiểu chứa các thành phần đào thải từ cơ thể cho nên thông qua màu sắc nước tiểu bạn sẽ nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những dấu hiệu nước tiểu màu hồng và nên làm gì khi nước tiểu màu hồng? để chúng ta có thêm những kiến thức hữu ích trong việc theo dõi và bảo vệ sức khỏe.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

DẤU HIỆU NƯỚC TIỂU MÀU HỒNG LÀ BỆNH GÌ?

    Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi cho biết, nước tiểu màu hồng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó người bệnh không nên chủ quan và lơ là. Tình trạng này nếu kéo dài quá 2 ngày thì cần nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám, xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và kịp thời chữa trị.

   Thông thường những trường hợp nước tiểu có màu hồng có thể là do ăn các loại thực phẩm như củ dền, củ cải, việt quất, do tác dụng phụ của thuốc,…Nhưng, màu hồng còn có thể là dấu hiệu của máu.

   Máu trong nước tiểu có thể là do thận (nơi tạo ra nước tiểu) gặp vấn đề hoặc do niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (nơi đựng nước tiểu), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể).

   Khi các bộ phận trong hệ thống tiết niệu gặp vấn đề, nước tiểu thay vì có màu vàng nhạt bình thường thì lại chuyển sang màu hồng, đỏ, nâu, màu trà,…Trong Y học, tình trạng dấu hiệu nước tiểu màu hồng được gọi là tiểu máu đại thể.

Nên làm gì khi nước tiểu màu hồng?

Nên làm gì khi nước tiểu màu hồng?

   Nguyên nhân làm cho nước tiểu màu hồng thường là do:

 Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo, di chuyển vào bàng quang dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan trong đường tiết niệu. Dấu hiệu thường gặp: Tiểu nhiều, đau buốt, nóng rát khi tiểu, nước tiểu có lẫn máu.

 Nhiễm trùng bàng quang (cấp tính): Vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang thường gây ra triệu chứng đau, rát khi tiểu, sốt, đau vùng bụng dưới,…

 Sỏi bàng quang: Sự kết tủa của các khoáng chất trong nước tiểu có thể hình thành các tinh thể ở thành thận, thành bàng quang. Lâu dần chúng chuyển thành những viên sỏi nhỏ, cứng làm tắc nghẽn đường tiểu và gây tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng.

 Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bị phí đại sẽ gây chèn ép niệu đạo, tắc nghẽn dòng tiểu.

 Viêm bể thận: Bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào thận từ máu. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau ở vùng dưới thắt lưng, đau hai bên hạ sườn,…

 Ung thư: Nếu dấu hiệu nước tiểu màu hồng dần chuyển sang đỏ hoặc ra máu đỏ tươi thì rất nguy hiểm, vì đây có thể là dấu hiệu cuối của di căn thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

NÊN LÀM GÌ KHI XUẤT HIỆN DẤU HIỆU NƯỚC TIỂU MÀU HỒNG?

    Các bác sĩ khuyên người bệnh nên chủ động đi khám ngay khi vừa có dấu hiệu màu nước tiểu bất thường. Việc chuẩn đoán bệnh sớm không chỉ giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bệnh lý đang mắc phải mà còn giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

   Để thăm khám, trước tiên, các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh, hỏi rõ về các triệu chứng thường gặp phải gần đây. Sau đó, chỉ định tiến hành các bước kiểm tra, xét nghiệm cần thiết. Như:

 Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu, kiểm tra sự xuất hiện của chất khoáng gây sỏi thận.

Soi kính hiển vi đối pha: Xác định nguồn gốc chảy máu.

Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi chuyên dụng để kiểm tra bàng quang, ống niệu đạo để tìm các dấu hiệu bệnh.

   Thông qua kết quả chuẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nước tiểu có màu hồng. Thông thường, với những trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm bàng quang mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng, loại bỏ vi khuẩn, tái tạo vị trí tổn thương.

   Với những trường hợp bị sỏi bàng quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa.

   Bên cạnh quá trình điều trị, người bệnh cũng nên chú ý phòng tránh bệnh bằng cách: uống nhiều nước, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều muối, nhiều đạm, không nên nhịn tiểu, không dùng các dung dịch vệ sinh tẩy rửa quá mạnh, hạn chế hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng,…

Nên làm gì khi nước tiểu màu hồng?

Địa chỉ khám chữa triệu chứng nước tiểu màu hồng uy tín

 Tại Nghệ An và các tỉnh lân cận, người bệnh có thể lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để được thăm khám và điều trị nước tiểu có màu hồng nói riêng và các bệnh lý đường tiết niệu nói chung. Đây là phòng khám chuyên khoa chính quy do Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động trong khám chữa bệnh chất lượng.

 Ngoài ra, phòng khám còn có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, có bề dày kinh nghiệm trên 20 năm, từng khám và điều trị khỏi cho hàng ngàn người mắc các bệnh lý về đường tiết niệu. Phòng khám còn tuân thủ niêm yết và kê khai chi phí theo đúng quy định, do đó, người bệnh có thể an tâm điều trị.

Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm hãy gọi đến Hotline 0238 359 8888 hoặc nhấp vào >>Tư Vấn Trực Tuyến<< bên dưới để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình.

Liên Hệ

0238 359 8888

Giờ làm việc

  • 07:30 - 19:30

Phòng khám đa khoa Lê Lợi

Là phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, luôn được người dân tin tưởng và lựa chọn, Đa khoa Lê Lợi không những chú trọng đến chất lượng khám chữa mà còn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, khang trang, đầy đủ tiện nghi. Mục đích của chúng tôi là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ, chăm sóc tốt cho từng bệnh nhân cũng như thu được kết quả tối ưu trong quá trình thăm khám, hỗ trợ điều trị bệnh.

Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Đặt hẹn online

Giấy phép khám bệnh